Home » » BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ 2011

BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ 2011

Unknown | 12.10.11 | 0 nhận xét
* Câu hỏi:
Qua nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, những vấn đề gì anh (chị) nhận thức sâu sắc nhất?
Trên cương vị công tác của mình, anh(chị) làm gì để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết lần thứ XI của Đảng?

Sau khi nghiên cứu chương trình bổ sung sửa đổi trong văn kiện đại hội đảng lần thứ XI. Anh (chị) nhận thấy những nội dung nào là ấn tượng nhất. Hãy phân tích ý nghĩa của nội dung đó?


BÀI LÀM
    Qua nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, những vấn đề bản thân nhận thức sâu sắc nhất là:
 1.Báo cáo chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng:
    Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Đảng, đề ra phương hướng nhiệm vụ để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Kết quả đạt được trong 5 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội X đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược kinh tế xã hội X2001 – 2010 và 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên,một số chỉ tiêu ,nhiệm vụ Đại hội X đề ra chưa đạt.Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng hiệu quả,sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm;chế độ  phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hóa xã hội tăng lên. Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chậm được khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, lối sống… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị-xã hội.
    Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Đảng ta phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức để đạt được những thành tựu quan trọng. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:
-         Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
-         Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính lien quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.
-         Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.
-         Xây dựng toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông, yếu tố đang gây ách tắc, cản trở sự phát triển kinh tế, gây bức xúc trong nhân dân.
-         Đổi mới quan hệ phân phối, chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khắc phục tình trạng bất hợp lý và tác động tiêu cực của quan hệ phân phối, chính cách tiền lương, thu nhập hiện nay.
-         Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc ( suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự, kỷ cương xã hội)
-         Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn này.
  2. Về cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( Bổ sung: phát triển năm 2011)
    Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng mang tầm định hướng chiến lược về con đường phát triển đất nước. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là bước ngoặc lịch sử của dân tộc ta, đưa nước ta thoát khỏi cảnh nô lệ, nghèo đói, lạc hậu, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh của Đảng là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong những thập kỷ tới.
    Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Để xây dựng CNXH, những người cộng sản phải hình dung, phác thảo ra được những nét cơ bản nhất mô hình CNXH (mà chúng ta gọi đó là những “ đặc trưng”)
    Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng, mô hình CNXH mà nhân dân ta xây dựng đã được phác họa với sáu đặc trưng. Đại hội lầ thứ X (2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển, làm cho mô hình CNXH Việt nam toàn diện hơn, gồm tám đặc trưng. Trong Cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) Đảng ta tiếp tục xác định tám đặc trưng trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của CNXH trong hai Văn kiện nêu trên gồm:
-         Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
-         Do dân làm chủ
-         Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sán xuất chủ yếu
-         Có nền văn hóa tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc
-         Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
-         Các dân tộc trong cộng đồng Việt nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển
-         Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo
-         Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
    Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh này, nước nhà nhất định trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc. Toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau đây:
-         Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
-         Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
-         Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
-         Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh qioosc gia, trật tự, an toàn xã hội.
-         Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
-         Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
-         Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
-         Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
    Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;… Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí. 
  3. Về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020:
    Mục tiêu của chiến lược là xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp tiên tiến theo định hướng XHCN. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp tiên tiến theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
1.      Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
2.      Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiệ đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh
3.      Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
4.      Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh
5.      Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông
6.      Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới.
7.      Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế
8.      Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
9.      Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo
10. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững
11. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai
12. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt nam trên trường Quốc tế.  

  * Để góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, bản thân là một giáo viên, tôi nhận thấy mình cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
+ Quán triệt Nghị quyết văn kiện Đại hội XI của Đảng
+ Đối với mỗi một người giáo viên công việc chính là phải giáo dục, rèn luyện cho học sinh về cả đức và tài, bản thân tôi sẽ không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tôi luôn xác định cho bản thân mình phải đóng góp được một phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người, tôi luôn tự hào và sẽ cố gắng hết mình để thực hiện tốt điều đó
+ Có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan,đơn vị; không chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Tham gia tốt tuyên truyền giáo dục người thân đặc biệt là học sinh tham gia
+ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Không ngừng tu dưỡng bản thân, thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh chống lại bệnh thành tích trong giáo dục và gian lận trong thi cử để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và xã hội.
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Lớp 52kd1 - Đại Học Nha Trang - All Rights Reserved
Template Modify by Creating Website
Proudly powered by Blogger